Bán bánh mì có lời không? Kinh nghiệm bán bánh mì siêu lợi nhuận

Bánh mì đa dạng, dễ ăn, giá lại rẻ, vì thế luôn thu hút đông đảo thực khách. Vậy câu hỏi đặt ra là: bán bánh mì có lời không, nhất là khi giá bán thấp, lợi nhuận có thể sẽ không đáng kể? Hãy để Hùng Việt giúp anh chị giải đáp thắc mắc trong bài viết sau và khám phá tiềm năng kinh doanh “khủng” từ món ăn quen thuộc này nhé.

Bán bánh mì có lời không? Lợi nhuận “khủng”  có thể bạn chưa biết

Độ phổ biến của món bánh mì 

Bánh mì từ lâu đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Việt Nam, không chỉ trong nước mà còn vang danh quốc tế. Dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xe bánh mì trên các con phố từ sáng sớm đến tối khuya, phục vụ đủ mọi đối tượng từ học sinh, nhân viên văn phòng, đến khách du lịch. Nhiều người cũng đã thành công đưa Việt Nam ra thị trường nước ngoài để bạn bè quốc tế trải nghiệm và yêu mến.

Bánh mì - biểu tượng ẩm thực Việt Nam

Bánh mì – biểu tượng ẩm thực Việt Nam

Sự đa dạng trong cách chế biến, nhân bánh và mức giá hợp lý giúp bánh mì luôn giữ vững độ phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Món ăn này cũng đầy đủ dinh dưỡng, rất chắc bụng, phù hợp từ bữa sáng, bữa xế cho tới cả bữa ăn đêm. Những điều này đều mang lại tiềm năng doanh thu lớn cho bất kỳ ai kinh doanh bánh mì. 

Phân tích chi phí bán bánh mì

Vậy, để kinh doanh bánh mì, chủ quán cần tính toán tới những chi phí nào? Có 4 đầu mục dưới đây mà Hùng Việt đã khảo sát thị trường và tổng hợp lại những con số cụ thể nhất cho anh chị. 

  • Chi phí nguyên liệu:
    • Bánh mì: Sỉ số lượng lớn giá trung bình khoảng 1.500 – 1.800 VNĐ/ổ.
    • Nhân kẹp (như thịt, chả, pate): Chi phí cho thịt và các nguyên liệu khác có thể dao động từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ cho lô hàng đầu tiên, dùng trong 1-2 tuần.
    • Chi phí khác: Bao gồm khăn, tăm, bao bì, gia vị (khoảng 1.000 VNĐ/ổ).

Tổng lại, chi phí nguyên liệu cho một ổ bánh mì thập cẩm có thể lên tới khoảng 7.000 VNĐ.

Nhân kẹp trong bánh mì

Nhân kẹp trong bánh mì

  • Chi phí mặt bằng: Nếu thuê mặt bằng, chi phí có thể từ 4 triệu đến 7 triệu VNĐ/tháng tùy thuộc vào vị trí và khu vực. Đối với mô hình xe bánh mì lưu động, chi phí mặt bằng có thể thấp hơn hoặc không phát sinh nếu sử dụng nhà riêng.

Bán bánh mì tại nhà riêng

Bán bánh mì tại nhà riêng

  • Chi phí nhân công: Chi phí cho nhân công dao động từ 4 đến 6 triệu cho một người.

Thuê nhân viên cho tiệm bánh mì

Thuê nhân viên cho tiệm bánh mì

  • Chi phí vận hành khác: Tiền điện, nước: Khoảng 2 triệu VNĐ/tháng; Chi phí bảo trì, hao hụt: Khoảng 500.000 VNĐ/tháng.

Cần chú ý tới chi phí điện khi làm bếp

Cần chú ý tới chi phí điện khi làm bếp

Như vậy, tổng chi phí vận hành hàng tháng cho việc bán bánh mì ước tính từ 15.000.000 đến 17.000.000 VNĐ nếu kinh doanh tại nhà, và khoảng 20.000.000 tới 25.000.000 VNĐ nếu phải thuê mặt bằng, và còn tùy theo giá và lượng nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công và các khoản phụ khác.

Ước tính doanh thu và lợi nhuận

Giá bán trung bình cho mỗi ổ bánh mì có thể dao động từ 15.000 đến 30.000 VNĐ. Ở đây, Hùng Việt giả sử giá bán trung bình của quán anh chị là 20.000 VNĐ/ổ và bán được khoảng 60 ổ/ngày, tức là 1800 ổ/ tháng. Với một số phép tính đơn giản, chúng ta sẽ có:

  • Doanh thu một tháng:

1800 × 20.000 = 36.000.000 (VNĐ)

Vậy thì lợi nhuận mỗi tháng sẽ là:

  • 19.000.000 tới 21.000.000 VNĐ nếu kinh doanh bánh mì tại nhà.
  • 11.000.000 tới 16.000.000 VNĐ nếu kinh doanh tại mặt bằng đi thuê.

Có thể kiếm 10 đến 20 triệu lợi nhuận mỗi tháng nhờ bán bánh mì

Có thể kiếm 10 đến 20 triệu lợi nhuận mỗi tháng nhờ bán bánh mì

So sánh lợi nhuận bán bánh mì với các mô hình kinh doanh khác

Vậy với các mô hình kinh doanh ẩm thực khác thì sao? Liệu bán bánh mì có lời hơn hay ít lời hơn? Thực chất, mỗi món ăn có những chi phí và giá bán riêng, tập khách hàng riêng cũng như thời điểm dùng bữa khác nhau, nên khó có thể so sánh một cách chính xác. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quan nhất, anh chị có thể theo dõi bảng sau:

Món ăn Giá bán (VNĐ) Chi phí sản xuất (VNĐ) Lợi nhuận (VNĐ/suất)
Bánh mì ~ 20.000 ~10.000 ~10.750
Bánh bao ~15.000 ~7.000 ~8.000
Hủ tiếu ~30.000 ~15.000 ~15.000
Mì Quảng ~25.000 ~12.500 ~12.500
Bún phở ~30.000 ~15.000 ~15.000

Từ bảng trên, dễ thấy, kinh doanh bánh mì có tiềm năng lợi nhuận cao và dễ dàng quản lý trong quy mô nhỏ so với các món ăn khác như hủ tiếu hay bún phở, những món mà chi phí sản xuất thường cao hơn nhưng giá bán vẫn phải vừa phải để thu hút được khách hàng.

Bán bánh mì quy mô nhỏ vẫn có thể thu được lợi nhuận dễ dàng

Bán bánh mì quy mô nhỏ vẫn có thể thu được lợi nhuận dễ dàng

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu về khả năng sinh lời của việc kinh doanh bánh mì qua phần trên. Có thể thấy, đây chính là món ăn có tiềm năng cao, lại dễ dàng khai thác vì đòi hỏi nguồn vốn ban đầu ít, chế biến cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, để kinh doanh ẩm thực thành công, còn rất nhiều yếu tố khác mà chủ quán cần xem xét. Hùng Việt sẽ chia sẻ một số bí kíp “thần thánh” ở phần 2 nhé!

Bí quyết bán bánh mì “hốt bạc” từ A đến Z

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Bánh mì là món ăn linh hoạt, phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Với ngân sách vừa phải, anh chị có thể bắt đầu với xe đẩy bánh mì – mô hình tiện lợi, dễ di chuyển và không cần nhiều vốn. Kiot bánh mì trên vỉa hè, phố đi bộ hay các cửa hàng nhỏ cố định cũng là lựa chọn hấp dẫn, giúp thu hút khách quen và tạo thương hiệu lâu dài.

Xe bán bánh mì nhỏ

Xe bán bánh mì nhỏ

Ngoài bán trực tiếp, kinh doanh bánh mì online cũng đang trở thành xu hướng. Kết hợp với các ứng dụng giao đồ ăn như Shopee Food, Grab Food, và Be Food, anh chị có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng bận rộn, không có thời gian ra ngoài mua đồ như nhân viên văn phòng. Đây cũng là một lối kinh doanh hiện đại, hiệu quả để tối ưu doanh thu mà không phải đầu tư thêm chi phí mặt bằng.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để kinh doanh bánh mì hiệu quả, việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên và rất quan trọng. Học sinh, sinh viên, dân văn phòng hay khách du lịch thường là những đối tượng chính bởi họ yêu thích sự tiện lợi, nhanh chóng và giá cả phải chăng của bánh mì. Khi đã xác định rõ nhóm khách hàng, anh chị có thể dễ dàng chọn mô hình kinh doanh, menu, và địa điểm bán phù hợp.

Bán bánh mì cho học sinh, sinh viên

Bán bánh mì cho học sinh, sinh viên

Lựa chọn địa điểm kinh doanh “đắc địa”

Địa điểm kinh doanh là yếu tố quyết định lượng khách hàng mỗi ngày. Những khu vực gần trường học, văn phòng, chợ, hoặc khu dân cư đông đúc là lựa chọn lý tưởng để mở bán bánh mì.

Không gian cần dễ tiếp cận, đủ rộng để khách hàng thoải mái dừng chân mua hàng. Anh chị cũng nên lưu ý về mức độ cạnh tranh tại khu vực đó để có chiến lược quảng bá phù hợp và thu hút khách hiệu quả.

Bán bánh mì tại chợ đông người

Bán bánh mì tại chợ đông người

Chọn nguồn nguyên liệu chất lượng

Nguyên liệu luôn là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công trong kinh doanh ẩm thực. Để giữ được hương vị đặc trưng của bánh mì và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, anh chị cần lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy. Các nguyên liệu phải luôn tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định kỹ lưỡng, từ thịt, chả đến rau củ. 

Nguyên liệu cho bánh mì

Nguyên liệu cho bánh mì

Sẵn sàng đồng hành với chủ quán, Hùng Việt tự hào là đơn vị chuyên cung cấp sỉ các nguyên liệu dành cho kinh doanh bánh mì như thịt chân giò, chả mỡ, mua chà bông gà giá sỉ, pate, thịt xiên nướng, sốt chan bánh mì, sốt me, và hành phi. Sản phẩm của chúng tôi luôn đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng và giá cả hợp lý, giúp anh chị tối ưu chi phí và tăng lợi nhuận dễ dàng.

Chả mỡ Hùng Việt

Chả mỡ Hùng Việt

Xây dựng menu đa dạng, hấp dẫn

Một menu đa dạng không chỉ thu hút khách hàng mà còn giúp quán của anh chị phục vụ nhiều đối tượng hơn. Ngoài bánh mì thập cẩm hay pate trứng truyền thống, hãy bổ sung những món đặc biệt như bánh mì thịt nướng, bánh mì nem nướng, bánh mì chả cá, hay bánh mì xíu mại. Sự phong phú trong thực đơn sẽ giúp quán anh chị luôn mới mẻ, đáp ứng khẩu vị khách hàng và giữ chân họ quay lại lần sau.

Bánh mì thịt xiên nướng

Bánh mì thịt xiên nướng

Marketing và thu hút khách hàng

Để quán bánh mì của mình nổi bật giữa thị trường cạnh tranh, chiến lược marketing hiệu quả là không thể thiếu. Hãy tận dụng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá thương hiệu, đăng hình ảnh món ăn hấp dẫn và nhận phản hồi từ khách hàng. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi như giảm giá hay tặng kèm nước uống cũng là cách tuyệt vời để thu hút khách hàng trải nghiệm món ăn.

Mua bánh tặng nước

Mua bánh tặng nước

Mức giá phù hợp

Mức giá bán bánh mì cần được cân nhắc sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và cân đối với chi phí nguyên liệu, nhân công. Anh chị có thể thử tính toán theo cách Hùng Việt đã thực hiện ở phần trên. Mình cũng đừng quá lo lắng về việc giảm giá để cạnh tranh, thay vào đó hãy tập trung vào chất lượng sản phẩm để tạo ra giá trị xứng đáng. 

Cần tính giá bán bánh mì hợp lý

Cần tính giá bán bánh mì hợp lý

Bánh mì là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng với chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để thành công, chủ quán cần nghiên cứu và đưa ra những quyết định sáng suốt về chi phí, chiến lược cũng như nguồn cung sỉ nguyên liệu bán bánh mì. Hãy để Hùng Việt sát cánh, tư vấn và cùng anh chị biến ý tưởng kinh doanh bánh mì thành hiện thực nhé!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 129 Đ. Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline1900.88.66.46

Email: nemnuonghungviet@gmail.com

Websitehttps://nemnuonghungviet.com/

Fanpagehttps://www.facebook.com/khosinemnuong/

Kênh Youtubehttps://www.youtube.com/@hungvietnemnuong

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *