Kinh doanh là gì? Những quy định cần biết trước khi kinh doanh

5/5 - (1 bình chọn)

Kinh doanh là cụm từ được xuất hiện và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ kinh doanh là gì và những quy định khi kinh doanh. Bài viết dưới đây, Nem nướng Hùng Việt sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng theo dõi ngay.

Kinh doanh là gì?

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, kinh doanh được giải thích như sau:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Như vậy, với quy định này, kinh doanh được hiểu là những công việc liên quan đến mua, bán, trao đổi hàng hoá, hoạt động đầu tư, sản xuất, cung ứng,… với mục đích sinh lợi nhuận. Ngược lại, các hành vi khác có giống kinh doanh về mặt hình thức những không tạo ra lợi nhuận thì sẽ không được gọi là kinh doanh.

kinh-doanh

Thuật ngữ kinh doanh

Các loại hình kinh doanh hiện nay

Trên đây, Hùng Việt đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm về kinh doanh là gì. Vậy kinh doanh hiện nay có những loại hình nào? Cùng theo dõi tiếp nhé!

Kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ là loại hình kinh doanh thường gặp nhất hiện nay. Loại hình này khá phổ biến, và bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đầu. Chẳng hạn như:

– Dịch vụ tư vấn: Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn sẽ hoạt động trong lĩnh vực như: pháp luật, bất động sản, xây dựng, tài chính,… Tuy nhiên, để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì hiện nay, đa số các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh đều tích hợp dịch vụ này.

– Tài chính: Kinh doanh dịch vụ tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ các dịch vụ được cung cấp bởi thị trường tài chính. Điển hình nhất là: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

– Chuỗi cung ứng và phân phối: Đây là loại hình thường gặp trong các doanh nghiệp chuyển phát nhanh. Các doanh nghiệp này sẽ thực hiện việc giao, nhận hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Kinh doanh sản xuất

Kinh doanh sản xuất là hình thức kinh doanh rộng rãi, đa dạng mặt hàng nhất hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường cũng như quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá. Để dễ hiểu hơn, Hùng Việt sẽ đưa ra cho bạn một vài ví dụ điển hình:

Các doanh nghiệp sản xuất lớn như: Samsung, Honda, Toyota, Hermes…Mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện sản xuất những sản phẩm khác nhau, hướng đến các thị trường bán lẻ, bán sỉ riêng.

Kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ là loại hình kinh doanh nhiều nhất trên thị trường. Bởi lẽ, đi khắp các con phố, ngõ ngách từ nông thôn đến thành thị, bạn rất dễ để bắt gặp một cửa hàng. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân cũng tự mở cho mình những hàng quán nhỏ tại đầu ngõ, vỉa hè. Thậm chí, nhiều người đang kinh doanh theo hình thức này nhưng có thể không biết.

Với kinh doanh bán lẻ, người bán sẽ đưa sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ… từ các nhà cung cấp, sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, bạn có thể gặp các mô hình này ở bất kỳ đâu như: cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại…

 

Những quy định cần biết trước khi kinh doanh

Ngành nghề bị hạn chế kinh doanh

Căn cứ Điều 25, Luật Thương mại năm 2005, hàng hoá bị hạn chế kinh doanh được nêu tại Phụ lục II, ban hành kèm Nghị định số 59/2006/NĐ-CP gồm:

– Hàng hoáSúng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; hàng có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; hoá chất theo công ước quốc tế; thực vật, động vật hoang dã quý hiếm; thuốc lá điếu, xì gà; các loại rượu.

– Dịch vụ: Karaoke, vũ trường.

Ngành nghề bị cấm kinh doanh

Bên cạnh hàng hoá hạn chế kinh doanh thì tại Phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 59/2006/NĐ-CP, danh mục hàng hoá cũng có những dịch vụ cấm kinh doanh gồm:

– Hàng hoá: Vũ khí quân dụng; quân trang; các chất ma tuý; sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan; pháo (trừ loại được kinh doanh); đồ chơi nguy hiểm; thuốc thú ý cấm/chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; khoáng sản đặc biệt, độc hại…

– Dịch vụ: Mại dâm, tổ chức mại dâm; buôn bán trẻ em, phụ nữ; tổ chức đánh bạc, gá bạc; môi giới kết hôn hoặc nhận con nuôi… có yếu tố nước ngoài nhằm kiếm lời…

ca-do-danh-bac

Hoạt động đánh bạc bị cấm trong kinh doanh

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Để kinh doanh, cá nhân, doanh nghiệp cần tuân thủ thủ tục đăng ký kinh doanh. Nhất là đối với những doanh nghiệp, công ty. Sau đây là trình tự các bước bạn cần thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đăng ký kinh doanh

Ở bước này, người có nhu cầu thành lập cần xác định được các yếu tố sau:

  • Loại hình công ty muốn thành lập
  • Tên công ty, doanh nghiệp
  • Địa chỉ đặt trụ sở
  • Vốn điều lệ ban đầu
  • Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh. Với mỗi loại hình khác nhau thì hồ sơ đăng ký cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bạn sẽ cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cùng bản sao giấy tờ pháp lý của người đứng đầu doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Cuối cùng, người có nhu cầu kinh doanh phải nộp hồ sơ trực tiếp đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Doanh nghiệp có phải đóng thuế kinh doanh không? Các loại thuế cần đóng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, người tổ chức hoạt động kinh doanh bắt buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong đó có nghĩa vụ nộp thuế. Vậy những loại thuế cần đóng là những loại nào?

– Lệ phí môn bài: Mức lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm mức 01 triệu đồng/năm, 02 triệu đồng/năm và 03 triệu đồng/năm.

– Thuế giá trị gia tăng (VAT): Hiện tại, thuế VAT đang được áp dụng theo các mức 0%, 5% và 10% tuỳ theo loại hàng hoá và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đó.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Loại thuế này sẽ phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bạn có thể được áp dụng mức thuế ưu đãi thấp hơn thuế suất quy định theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017…

 

Các loại thuế phổ biến

2 vi phạm thường gặp khi kinh doanh

Không có giấy phép kinh doanh

Không có giấy phép khi kinh doanh là một trong những vi phạm phổ biến nhất hiện nay. Trường hợp doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh mà không đăng ký: 50- 100 triệu đồng
  • Bị thu hồi giấy phép/yêu cầu tạm ngừng/đình chỉ hoạt động mà vẫn kinh doanh: 50- 100 triệu đồng
  • Bị yêu cầu tạm ngừng mà vẫn kinh doanh: 15- 20 triệu đồng
  • Không được quyền vẫn thành lập hộ kinh doanh: 5- 10 triệu đồng
  • Không đăng ký dù thuộc trường hợp phải đăng ký hộ kinh doanh: 5- 10 triệu đồng
  • Vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị yêu cầu tạm ngừng: 10- 20 triệu đồng
  • Vẫn kinh doanh trước hạn nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền: 5- 10 triệu đồng

Không nộp thuế khi kinh doanh

Không ít các cá nhân, doanh nghiệp hiện nay bị xử phạt vì tội cố tình trốn thuế. Với vi phạm này, doanh nghiệp, cá nhân sẽ bị xử lý như sau (Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

  • Có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên: Số tiền trốn thuế
  • Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: 1,5 số tiền trốn thuế
  • Có một tình tiết tăng nặng: 2 lần số tiền trốn thuế
  • Có hai tình tiết tăng nặng: 2,5 lần số tiền trốn thuế
  • Có ba tình tiết tăng nặng trở lên: 3 lần số tiền trốn thuế
  • Với những vi phạm nặng hơn, cá nhân, doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 7 năm tù.

kinh-doanh-la-gi

Mức xử phạt khi vi phạm

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin được chia sẻ về kinh doanh là gì và những khía cạnh xoay quanh thuật ngữ này. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với những cá nhân, doanh nghiệp đang có ý định kinh doanh. Đừng quên theo dõi chuyên mục kiến thức kinh doanh của Nem nướng Hùng Việt để cập nhật thêm nhiều thông tin kinh doanh hay, mới nhất.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *