Tổng hợp 11+ cách làm bánh từ bột gạo nếp hấp dẫn, dễ làm

Bột nếp là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món bánh đặc sắc, hấp dẫn từ các món bánh truyền thống tới các loại bánh hiện đại. Vậy bạn đã biết bột nếp có thể làm những loại bánh nào chưa? Hãy cùng Hùng Việt điểm qua 11 cách làm bánh từ bột gạo nếp hấp dẫn, dễ làm.

Các món bánh từ bột nếp ngon

Các món bánh từ bột nếp ngon

Cơ hội kinh doanh từ những món bánh làm từ bột gạo nếp

Bột gạo nếp là một nguyên liệu vô cùng đa năng trong ẩm thực, đặc biệt là trong làm bánh. Nhiều món bánh được làm từ bột gạo nếp như bánh trôi, bánh đúc, bánh giầy, bánh ít… Không chỉ dừng lại ở đó, bột gạo nếp còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn vặt, món tráng miệng hấp dẫn: bánh rán, bánh cam hay là chè trôi nước… 

Mỗi món bánh mang một hương vị riêng, mở ra cơ hội kinh doanh vô cùng rộng mở cho các chủ quán. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bột gạo nếp ở chợ, siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa với giá cả phải chăng. Bên cạnh những món truyền thống, việc sáng tạo những món bánh mới lạ từ bột nếp sẽ là điểm sáng thu hút khách hàng.

Cơ hội kinh doanh bánh từ bột gạo nếp

Cơ hội kinh doanh bánh từ bột gạo nếp

Tổng hợp 11+ cách làm bánh từ bột gạo nếp hấp dẫn

Bánh nếp chiên

Bánh nếp chiên là món ăn vặt phổ biến với phần vỏ bên ngoài giòn rụm, bên trong dẻo dai. Món ăn này có thể kết hợp với nhiều loại nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là nhân đậu xanh. Khi phục vụ bánh nếp chiên được ăn kèm cùng đường, muối mè hoặc nước chấm. Cách làm bánh nếp chiên vô cùng đơn giản chỉ bao gồm bột nếp nhưng mang lại một trải nghiệm ẩm thực thú vị cho thực khách.

Bánh nếp chiên

Bánh nếp chiên

Để làm bánh nếp chiên bạn cần ngâm đậu xanh để nấu chín và nghiền nhuyễn. Sau đó là sên đậu với lửa nhỏ cho đến khi ráo, dẻo rồi vo thành viên nhỏ để làm nhân bánh. Tiếp đến là nhào bột nếp với nước ấm, để bột nghỉ 15-20 phút sau đó chia thành các phần bằng nhau để làm vỏ bánh. Cuối cùng cho đậu xanh vào giữa miếng bột và nặn thành viên rồi đem đi chiên cho tới khi vàng đều các mặt.

Chiên bánh nếp chiên

Chiên bánh nếp chiên

Bánh bột nếp nhân đậu xanh

Bánh nếp nhân đậu xanh là món ăn không còn xa lạ với tuổi thơ của biết bao người Việt. Hương vị dẻo thơm của vỏ bánh kết hợp với vị ngọt bùi của đậu xanh khiến thực khách đã thử một lần sẽ nhớ mãi. Ngày nay ta có thể bắt gặp nhiều loại bánh nếp với phần nhân đa dạng từ nhân thịt đến nhân tôm,… vô cùng hấp dẫn.

Nặn bánh nếp nhân đậu xanh

Nặn bánh nếp nhân đậu xanh

Cách làm bánh nếp nhân đậu xanh cũng khá đơn giản, bắt đầu bằng việc làm nhân bánh. Đầu tiên, bạn ngâm đậu xanh và sau đó đem nấu chín mềm. Tiếp đến xay nhuyễn đậu khi còn nóng và sên trên chảo lửa nhỏ cho tới khi ráo, dẻo. Sau đó, nặn đậu xanh thành những viên tròn.

Với phần vỏ bánh, bạn dùng bột nếp nhào với nước ấm, cho bột nghỉ 15 phút, rồi chia thành từng phần bằng nhau. Nặn từng phần bột, đặt nhân đậu xanh vào giữa , sau đó dùng lá chuối để gói bánh lại. Cuối cùng dùng xửng hấp bánh trong khoảng 20-25 phút đến khi bánh chín trong.

Bánh nếp nhân đậu xanh

Bánh nếp nhân đậu xanh

Bánh trôi nước

Bánh trôi nước là món bánh chay thường bắt gặp trong nhiều dịp lễ quan trọng. Bánh trôi nước nguyên bản có màu trắng trong, bên trong nhân là đường phèn, khi ăn có thể được chan với nước đường gừng tạo hương vị thơm ngon. Ngày nay, để thêm phần bắt mắt, người ta đã kết hợp với các loại lá thiên nhiên để tạo màu cho bánh trôi.

Có thể nói bánh trôi nước là một trong những món bánh dễ làm nhất. Bột nếp sau khi nhào cùng nước ấm dẻo mịn, bạn chia ra từng phần bằng nhau. Sau đó, bỏ từng viên đường phèn vào giữa bột bánh và vo tròn lại. Bước cuối cùng là đem luộc cho đến khi thấy viên bánh nổi trên mặt nước và có màu trắng trong là chín. 

Luộc bánh trôi 

Luộc bánh trôi 

Với phần nước dùng chan cùng bánh trôi nước, bạn cho đường và nước vào đun sôi. Sau đó thêm gừng tươi thái sợi và đun nhỏ lửa khoảng 5-10 phút cho đường tan hết và gừng ra hương thơm. Cho bánh trôi nước vào bát và chan nước đường lên, cho thêm chút lạc rang và dừa thái sợi là đã hoàn thành một suất bánh trôi nước.

Bánh trôi nước

Bánh trôi nước

Bánh dày (Bánh giầy)

Bánh dày làm từ bột gạo nếp giã nhuyễn, có hình dạng tròn và mỏng thường được ăn kèm với giò lụa, chả quế. Món ăn này mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc và thường được dùng trong các dịp lễ tết. Ngoài ra, bánh dày cũng được bán nhiều trên các gánh hàng rong như một món ăn chơi, quảng bá văn hóa Việt tới du khách.

Bánh dày truyền thống 

Bánh dày truyền thống 

Để làm bánh dày từ bột gạo nếp, bạn chỉ cần nhào bột sau đó tạo hình thành những miếng tròn dẹt. Sau đó, lót một lớp lá chuối để đặt từng chiếc bánh lên và hấp cho tới khi chín. Bánh sau khi chín thì lấy ra và để nguội và ăn kèm với giò.

Hấp bánh dày

Hấp bánh dày

Bánh cốm đậu xanh

Bánh cốm đậu xanh là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội có màu xanh đặc trưng, dẻo thơm, khi kết hợp với nhân đậu xanh tạo ra vị ngọt bùi. Ta có thể dễ dàng bắt gặp món bánh cốm đậu xanh mỗi độ thu về hoặc trong các dịp cưới hỏi, lễ tết. Để làm bánh cốm đậu xanh sẽ cần một số nguyên liệu đặc trưng hơn so với các loại bánh khác.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị nhân đậu xanh bằng cách nấu chín, xay nhuyễn và sên với đường, nước cốt dừa. Tiếp theo làm vỏ bánh từ bột nếp, nhào với nước ấm cho dẻo mịn, sau đó được hấp chín. Sau khi cả nhân và vỏ nguội bớt, bạn ép dẹt vỏ bánh, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi gói lại thành hình vuông hoặc tròn. 

Nặn nhân bánh cốm đậu xanh

Nặn nhân bánh cốm đậu xanh

Để có được màu xanh bắt mắt, bạn có thể dùng nước ép lá dứa nếp trong khâu nhào bột. Bánh cốm làm từ bột nếp có thể không có màu xanh tự nhiên như bánh cốm truyền thống nhưng vẫn giữ được hương vị dẻo thơm đặc trưng.

Bánh cốm đậu xanh

Bánh cốm đậu xanh

Bánh mochi

Bánh mochi là một loại bánh dẻo truyền thống của Nhật Bản được làm từ bột gạo nếp. Với lớp vỏ bánh mềm mềm, dai dai kết hợp với phần nhân ngọt bên trong đã gây ấn tượng cho thực khách. Banh mochi có rất nhiều biến thể từ màu sắc vỏ bánh khác nhau tới phần nhân đa dạng.

Làm bánh mochi từ bột gạo nếp khá đơn giản. Đầu tiên, bạn trộn bột gạo nếp với đường và từ từ thêm nước vào, khuấy đều cho hỗn hợp tan mịn. Sau đó, đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy hoặc hấp trong lò vi sóng cho đến khi bột chín trong và dẻo.

 Hấp bột bánh mochi

 Hấp bột bánh mochi

Tiếp theo, nhào bột đã hấp để bột mịn và đàn hồi hơn. Cuối cùng, bạn chia bột thành các phần nhỏ, cán dẹt, cho nhân (ví dụ như đậu đỏ, kem tươi, trái cây…) vào giữa và gói kín lại. 

Bánh mochi 

Bánh mochi 

Bánh bao chỉ

Bánh bao chỉ là một loại bánh ngọt có nguồn gốc từ người Hoa, du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn vặt quen thuộc. Với lớp vỏ từ bột nếp dẻo mịn và phần nhân đa dạng từ đậu xanh, dừa, mè đen đến đậu phộng đều mang lại một cảm nhận riêng biệt. 

Để làm bánh bao chỉ từ bột nếp, trước tiên bạn cần chuẩn bị phần nhân bánh, thường là hỗn hợp của dừa nạo, đậu phộng rang giã nhỏ, mè rang và đường. Sau đó, trộn bột nếp với nước (hoặc sữa tươi) và đường, rồi nấu trên lửa nhỏ đến khi bột chín và dẻo. Tiếp theo, bạn lấy một lượng bột vừa đủ, cán mỏng, cho nhân vào giữa và vo tròn lại. Cuối cùng  lăn qua một lớp bột năng hoặc bột dừa để bánh không bị dính.

Bánh bao chỉ 

Bánh bao chỉ 

Bánh mật

Bánh mật là món ăn dân dã có lớp vỏ bánh dẻo thơm mùi nếp, nhân đậu xanh ngọt bùi, hòa quyện với hương thơm đặc trưng của lá chuối. Với hương vị ngọt ngào, dẻo dai bánh mật đã chinh phục biết bao thực khách gần xa. Cách làm bánh mật từ bột nếp khá đơn giản.

Bánh mật thơm ngon 

Bánh mật thơm ngon 

Đầu tiên,bạn nấu chín đậu xanh, xay nhuyễn và sên với đường cho đến khi dẻo mịn. Vỏ bánh được làm từ bột nếp nhào với mật mía đun nóng cho đến khi bột dẻo, mịn và không dính tay. Sau đó, chia bột thành từng phần nhỏ, ép dẹt, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi gói lại bằng lá chuối đã được làm sạch và hơ nóng cho mềm. Cuối cùng là đem bánh đi hấp chín. 

Nhào bột bánh mật 

Nhào bột bánh mật 

Bánh đúc

Bánh đúc là món ăn quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt, đơn giản nhưng lại mang đến hương vị thơm ngon khó quên. Nguyên liệu chính để làm bánh đúc là bột gạo, bột năng và nước.

Để có một đĩa bánh đúc ngon, bạn cần pha bột thật đều, nấu chín và đổ vào khuôn. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể ăn bánh đúc cùng với nhiều loại topping khác nhau như thịt băm xào, chả lụa, hành phi, rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt.

Bánh đúc

Bánh đúc

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là một món bánh truyền thống của người Việt, đặc biệt phổ biến ở miền Trung. Để làm được món bánh này, chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như lá gai, bột nếp, đậu xanh, đường và dừa nạo.  Bánh ít lá gai có hương vị thơm ngon đặc trưng của lá gai, vị ngọt béo của đậu xanh và dừa, mang đến một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Nấu đậu xanh làm nhân bánh ít lá gai 

Nấu đậu xanh làm nhân bánh ít lá gai 

Đầu tiên,bạn đem lá gai đi rửa sạch, luộc chín và xay nhuyễn để lấy nước cốt. Sau đó trộn đều bột nếp với nước cốt lá gai và đường, nhào kỹ đến khi bột dẻo mịn. Tiếp đến bạn làm nhân bánh từ đậu xanh hấp chín, tán nhuyễn và trộn với đường, dừa nạo. Cuối cùng, gói bánh vào lá chuối, tạo hình tròn và đem đi hấp chín. 

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai

Bánh dẻo

Bánh dẻo là một loại bánh có vỏ làm từ bột nếp, nhân thường là đậu xanh hoặc các loại hạt. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại bánh này trong dịp lễ nhất là Trung thu. Bánh dẻo có vị ngọt thanh của đậu xanh, kết hợp với vỏ bánh dẻo mềm mịn, tạo nên một hương vị đặc trưng rất hấp dẫn.

Bánh dẻo truyền thống

Bánh dẻo truyền thống

Để làm bánh dẻo, đầu tiên, bạn cần trộn đều bột nếp với nước đường và dầu ăn, nhào kỹ đến khi bột dẻo mịn. Tiếp đến là chuẩn bị nhân bánh bằng cách hấp chín đậu xanh, tán nhuyễn và trộn với đường. Sau đó, bột bánh được chia thành những phần nhỏ, vo tròn và bọc nhân bên trong, dùng khuôn để ép bánh thành những hình thù yêu thích. Cuối cùng, bánh được đem đi hấp chín.

Tạo khuôn bánh dẻo

Tạo khuôn bánh dẻo

Bí quyết tạo nên thành công cho các món bánh từ bột gạo nếp

Chọn bột gạo nếp chất lượng

Để đánh giá được chất lượng của bột gạo nếp chuẩn cần nhìn vào màu sắc, nó có màu trắng tinh khiết, không bị ố vàng hay có các đốm màu lạ. Tiếp đến là có độ mịn nhất định, không bị vón cục, tạo cảm giác bột rất mượt khi sờ vào. Ngoài ra, bột gạo nếp chất lượng thường có mùi thơm nhẹ của gạo nếp, không có mùi lạ hoặc mùi chua, không quá khô cũng không quá ẩm. 

Là nơi cung cấp thực phẩm uy tín, Hùng Việt Food hiện nay cũng đang cho phép nhập sỉ bột gạo nếp chất lượng với giá tốt. Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng tươi ngon, bột gạo nếp nhà Hùng Việt tự tin đáp ứng đủ mọi tiêu chí chuẩn giúp chủ quán làm các món bánh thơm ngon. Để nhập hàng chủ quán chỉ cần liên hệ qua hotline 1900.88.66.46 hoặc liên hệ qua website: https://nemnuonghungviet.com/

Nhập sỉ bột gạo nếp nhà Hùng Việt 

Nhập sỉ bột gạo nếp nhà Hùng Việt 

Công thức chế biến chuẩn

Đối với những món bánh làm từ bột gạo nếp cần chú ý rất kỹ tới công thức chế biến, nhất là đối với các chủ quán kinh doanh. Cần xác định rõ liều lượng nguyên liệu cần dùng, tỷ lệ pha trộn các nguyên liệu để bánh làm ra thơm ngon. Ngoài ra với công thức chế biến chuẩn sẽ giúp cho các chủ quán tiết kiệm được thời gian, chi phí nguyên liệu mỗi lần làm bánh.

Như vậy chỉ với nguyên liệu chính là bột gạo nếp, các chủ quán có thể chế biến thành rất nhiều công thức, loại bánh khác nhau để phục vụ cho kinh doanh. Nếu chủ quán đang muốn nhập bột gạo nếp chất lượng hãy liên hệ ngay với Hùng Việt qua hotline 1900.88.66.46 để được tư vấn và đặt hàng ngay nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 129 Đ. Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline1900.88.66.46

Email: nemnuonghungviet@gmail.com

Websitehttps://nemnuonghungviet.com/

Fanpagehttps://www.facebook.com/khosinemnuong/

Kênh Youtubehttps://www.youtube.com/@hungvietnemnuong

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *