Kinh doanh quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?

Đánh giá bài viết

Mô hình kinh doanh quán ăn vặt đang thu hút đông đảo sự quan tâm và trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ quán hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu hành trình này, bạn đã thực sự sẵn sàng và nắm rõ những chi phí cần thiết để mở quán? Bài viết này Hùng Việt Food sẽ cùng bạn giải mã những thắc mắc về số vốn mà các chủ quán cần nắm được.

Những chi phí kinh doanh quán ăn vặt bạn cần lưu tâm

Chi phí thuê mặt bằng 

Diện tích tối thiểu cho một quán ăn là từ 50 – 100m2. Diện tích cụ thể sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, số lượng bàn ghế,…Chi phí trung bình cho diện tích 50 – 100m2 dao động từ 30 – 60 triệu đồng. Giá thuê mặt bằng sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí, khu vực và các yếu tố khác. Chủ nhà thường yêu cầu đặt cọc từ 3 – 6 tháng tiền thuê. Ví dụ, với giá thuê 10 triệu đồng/tháng, bạn cần chuẩn bị 60 triệu đồng tiền đặt cọc.

Ngoài ra, sau khi nhận mặt bằng, bạn cần xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để được phép hoạt động.

Chi phí thuê mặt bằng các hàng quán sẽ tùy thuộc vào khu vực và vị trí
Chi phí thuê mặt bằng các hàng quán sẽ tùy thuộc vào khu vực và vị trí

Chi phí trang trí, cải tạo quán

Trang trí đóng vai trò then chốt trong việc định hình “bộ mặt” và thu hút khách hàng cho quán ăn của bạn. Vậy, chi phí thiết kế cho giai đoạn đầu tư ban đầu là bao nhiêu? Theo ước tính, bạn cần chuẩn bị từ 20 – 30 triệu đồng cho hạng mục này. Các khoản chi chính bao gồm:

  • Chi phí dao động từ 10 – 20 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích quán.
  • Bao gồm chậu cây, tranh ảnh, đồ lưu niệm,… với mức chi phí từ 8 – 10 triệu đồng.
Trang trí đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng hình ảnh quán ăn vặt 
Trang trí đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng hình ảnh quán ăn vặt

Chi phí cho trang thiết bị 

Sau khâu trang trí, bạn cần sắm thêm các vật dụng khác của quán. Bao gồm:

  • Phí dùng để mua sắm bàn ghế: Dao động từ 30-40 triệu đồng cho những bộ bàn ghế bằng gỗ, inox, nhựa. Trung bình với diện tích 80m2, bạn cần chuẩn bị khoảng 20 bộ bàn ghế là phù hợp.
  • Phí đầu tư thiết bị quản lý từ 10-30 triệu đồng gồm: Két đựng tiền, Máy tính tiền, máy pos order đơn từ app Grabfood, Shopee food…
  • Phí đầu tư vật liệu nhà bếp: Khoản đầu tư phải bỏ ra là 35 triệu đồng.
  • Phí mua dụng cụ bảo vệ thực phẩm như tủ đông: Khoảng 20 triệu đồng.
Chi phí cho các trang thiết bị quán ăn vặt cũng khá tốn kém
Chi phí cho các trang thiết bị quán ăn vặt cũng khá tốn kém

Chi phí cho nhân sự 

Một cửa hàng không thể hoạt động trơn tru mà thiếu nhân sự được. Nếu trung bình tiền lương phải trả cho 1 nhân viên thời vụ rơi vào 4 triệu đồng và tiền lương cho đầu bếp dao động từ 8-9 triệu đồng/ tháng thì ước tính ít nhất bạn phải trả từ 12-13 triệu đồng/ nhân viên.

Chi phí cho PR, Marketing

Trong những ngày mới mở cửa, có thể nhiều khách hàng chưa biết bạn là ai. Do đó, bạn cần những chiến dịch quảng cáo gồm có khuyến mãi, băng rôn, phát tờ rơi,… để quảng bá thương hiệu của bạn tới nhiều người hơn. Kinh phí dự kiến cho hoạt động này khoảng từ 10-15 triệu đồng. Sau quãng thời gian hoạt động ổn định, bạn cần chi thêm khoảng 10 triệu đồng để tri ân và khuyến mãi khách hàng.

PR, truyền thông là cách để khách hàng biết tới bạn nhiều hơn
PR, truyền thông là cách để khách hàng biết tới bạn nhiều hơn

Chi phí cho nguyên liệu 

Mua nguyên vật liệu được coi là khâu tốn kém nhất trong việc mở quán ăn vặt. Do bạn không được phép để nguyên liệu trong thời gian quá lâu, điều này rất dễ làm thức ăn bị hỏng. Nên thỉnh thoảng nguyên vật liệu chiếm đến 40% chi phí hoạt động của một cửa hàng.

Vậy khi mở cửa hàng, bạn cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để nhập nguyên liệu?

  • Chi phí mua thực phẩm tươi, rau củ, nguyên liệu như thịt cá để chế biến hằng ngày tiêu tốn khoảng 2-5 triệu đồng/ngày. Mức giá này sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh thực tế của cửa hàng.
  • Số tiền để mua gia vị ban đầu rơi vào khoảng 3 triệu đồng.
Chi phí để nhập nguyên liệu chế biến khá tốn kém
Chi phí để nhập nguyên liệu chế biến khá tốn kém

Chi phí phát sinh khác

Bên cạnh tất cả các loại chi phí để mở quán ăn ở trên, bạn cần phải bỏ ra nhiều khoản khác như ga, bình chữa cháy, tiền xin giấy phép, điện nước…. Do đó để cửa hàng có thể đi vào hoạt động, bạn phải chi thêm từ 10-15 triệu đồng. Đồng thời cửa hàng nên trữ ít nhất từ 10-15% vốn hoạt động đề đề phòng những rủi ro xảy ra.

Mẹo tối ưu hóa chi phí kinh doanh quán ăn vặt 

Để kinh doanh quán ăn vặt thành công, bạn cần phải nắm được một số bí quyết sau đây:

Nguồn hàng

Trong kinh doanh quán ăn vặt, nguồn hàng là tương đối quan trọng bởi:

  • Điểm yếu của những quán ăn vặt nhỏ đó là không có vốn nhiều để dự trữ nguồn hàng. Tuy vậy, nếu bạn thường xuyên nhập hàng thì nguyên liệu của bạn luôn đảm bảo mới và tươi ngon. 
  • Nguồn hàng mà các cửa hàng ăn vặt lấy nhiều nhất xuất phát từ chợ đầu mối. Giá ở đây tuy rằng có phải chăng hơn, nhưng không chất lượng. Vì vậy nếu phải chọn lựa, bạn cần phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn.

Gía bán

Luôn duy trì mức giá bán ổn định trong khoảng lợi nhuận cho phép:

  • Đối với những sản phẩm không có giá cố định như thức ăn, thì chuyện lên giá thường xuyên không hề hiếm. Điều này chỉ giúp bạn tăng lợi nhuận trong khoảng thời gian đầu, nhưng về lâu về dài thì lại không hề tốt một chút nào cho cửa hàng của bạn.
  • Việc duy trì giá bạn tuy không giúp bạn tăng nhanh về lợi nhuận. Nhưng điều này làm cho bạn có thể giữ chân khách hàng, đảm bảo doanh thu về sau.
  • Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần giữ giá ở khoảng lợi nhuận cho phép. Đừng nên bất chấp bán lỗ vốn, vì ban đầu bạn chỉ kinh doanh nhỏ, nên vốn xoay là chuyện tương đối khó khăn.

Chất lượng phục vụ

Tăng chất lượng phục vụ của quán:

  • Quán ăn nhỏ của bạn nếu cả thực đơn lẫn không gian đều không so sánh được bằng quán ăn lớn. Vì thế, bạn nên tạo ấn tượng với khách hàng bằng chất lượng phục vụ chu đáo.
  • Luôn giữ thái độ vui vẻ, thoải mái, cho dù bất kỳ vấn đề gì xảy ra. Tận tình phục vụ và lắng nghe các vấn đề của khách hàng để giải quyết một cách nhanh gọn nhất, hay tặng những món quà nhỏ, voucher cho khách là những cách mà bạn nên ứng dụng.
Một số cách tối ưu hóa chi phí kinh doanh quán ăn vặt 
Một số cách tối ưu hóa chi phí kinh doanh quán ăn vặt

Tại sao bạn nên chọn Hùng Việt để làm đại lý phân phối các sản phẩm ăn vặt?

Hùng Việt tự hào là nhà cung cấp thực phẩm uy tín, chất lượng, đồng hành cùng hơn 7000 đại lý trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm an toàn, giá cả cạnh tranh cùng chính sách nhập sỉ vô cùng hấp dẫn:

  • Chỉ với 700.000 đồng, quý khách đã có thể nhập sỉ tất cả các sản phẩm của Hùng Việt. Mức giá cạnh tranh này giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho đại lý.
  • Hỗ trợ gửi mẫu thử miễn phí cho khách hàng lần đầu. Quý khách được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi quyết định nhập hàng.
  • Hệ thống nhà máy rộng hơn 3000m2 tuân thủ quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, kiểm định chất lượng định kỳ.
  • Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hỗ trợ 24/7. Hỗ trợ tư vấn chiến lược kinh doanh, setup cho các chủ quán hiệu quả từ A-Z.
  • Miễn phí giao hàng toàn bộ quận nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Giao hàng đúng – đủ – nhanh trong vòng 12 giờ. Hỗ trợ giao hàng tận nơi cho khách hàng ở xa.
  • Tặng quà giá trị, voucher, standee… vào các dịp lễ lớn.
  • Chương trình tri ân khách hàng thân thiết.
Trở thành đại lý Hùng Việt bạn sẽ được hàng loạt ưu đãi hấp dẫn
Trở thành đại lý Hùng Việt bạn sẽ được hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Lời kết 

Như vậy, để mở được một quán ăn bạn cần phải chuẩn bị từ 300-500 triệu đồng, tùy vào quy mô mà bạn mong muốn. Hy vọng qua bài viết của Hùng Việt Food, bạn đã biết mở quán ăn cần bao nhiêu vốn và các chi phí phải chuẩn bị cho quán cũng như có thêm một số kinh nghiệm giúp tiết kiệm hiệu quả khoảng vốn đầu tư cho mình. Chúc bạn thành công !

Thông tin liên hệ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *